Thú vị Nhật Bản: Người mù cũng ra sân đá bóng như người thường, có cả Hiệp hội
Bóng đá khiếm thị ở Nhật Bản rất phát triển, có cả Hiệp hội như bóng đá chuyên nghiệp của người bình thường. Đội bóng đá khiếm thị Nhật Bản cũng gặt hái nhiều kết quả tích cực trong thời gian gần đây.
Chủ Đề: ĐT Việt Nam tại Vòng loại World Cup 2022
Bóng đá khiếm thị trở thành một môn thi đấu chính thức của Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic từ năm 2004. Mỗi đội bóng khiếm thị gồm có 5 cầu thủ, trong đó có 4 cầu thủ trên sân che mắt để đảm bảo công bằng vào một thủ môn có thể nhìn thấy. Ngoài ra, còn có một người hướng dẫn bên ngoài sân để thông báo cho các cầu thủ những vấn đề có thể ảnh hưởng đến trận đấu.
Để tránh va chạm, các cầu thủ phải hô khẩu hiệu thi đấu. Quả bóng thi đấu xe được lắp chuông bên trong để các cầu thủ xác định vị trí. Bóng đá khiếm thị đã khiến nhiều người ngạc nhiên vì sự đam mê đá bóng của những người không may mắn.
Bóng đá khiếm thị ở Nhật Bản rất phát triển, có cả Hiệp hội riêng. Hiệp hội bóng đá người khiếm thị Nhật Bản cho biết có khoảng 450 cầu thủ khiếm thị trên khắp cả nước thi đấu trong khoảng 20 đội bóng. Đội tuyển quốc gia sẽ được lựa chọn thường xuyên từ số cầu thủ này.
Fukumoto, một cựu cầu thủ khiếm thị Nhật Bản, đã gắn bó với môn thể thao này gần 20 năm. Fukumoto bị mù hoàn toàn mắt phải khi mới sinh ra và bị mù hoàn toàn sau khi tốt nghiệp trung học do ảnh hưởng của bệnh tăng nhãn áp. Anh đã nghĩ đến việc tự tử vì không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống nhưng một người bạn nơi anh đang học chữ nổi Braille đã khuyên Fukumoto đi đá bóng.
"Mắt không thấy thì làm sao mà đá?, đó là câu nói đầu tiên của tôi khi người bạn giới thiệu tôi với môn thể thao này. Tuy nhiên, sau khi làm quen và thất bại rất nhiều lần trong những pha dẫn bóng, tôi đã say mê bóng đá khiếm thị", Fukumoto kể lại.
Lối chơi lăn xả, đầy bản lĩnh và không ngại tranh cướp bóng của Fukumoto dần thu hút sự chú ý. Năm 2003, anh được gọi vào đội tuyển bóng đá khiếm thị Nhật Bản và đại diện thi đấu ở giải vô địch thế giới bóng đá khiếm thị tổ chức tại Argentina năm 2006. Anh rời đội tuyển vài năm sau đó nhưng vẫn thường xuyên tập luyện. Những người dân nơi anh sống đã quá quen thuộc và yêu mến người đàn ông khiếm thị nhưng lại sút bóng rất chính xác này.
Bóng đá khiếm thị Nhật Bản gần đây cũng đã có những kết quả rất tích cực. Tại Paralympic Tokyo 2020, đội bóng đá khiếm thị Nhật Bản đã đánh bại Á quân châu Âu là Pháp trong trận đấu mở màn với tỉ số 4-0. Đội vô địch cuối cùng là Brazil với 5 tấm huy chương vàng liên tiếp.
Chủ tịch J.League: ĐT Nhật Bản cần nhiều cầu thủ đá ở Champions League nếu muốn tiến xa
Chủ tịch J.League Mitsuru Murai mong muốn Nhật Bản có thêm nhiều cầu thủ xuất ngoại để đóng góp cho sự phát triển của ĐTQG. Những người làm bóng đá ở Nhật Bản đang muốn hướng đến những mục tiêu cao hơn ở World Cup.
Văn Hậu đi phẫu thuật 1 ngày sau trận Việt Nam vs Nhật Bản, trở lại vào năm sau
Hậu vệ Đoàn Văn Hậu sẽ ra nước ngoài phẫu thuật điều trị chấn thương vào đêm ngày 12/11. Trước đó, cầu thủ này đã phải nghỉ thi đấu tại 4 trận đấu thuộc vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á.
Gần 1000 cầu thủ Nhật Bản đang xuất ngoại chơi bóng với hoài bão gì?
J.League được đánh giá là giải vô địch quốc gia có chất lượng hàng đầu châu Á, nhưng điều đó không làm cầu thủ Nhật Bản trở thành những kẻ gà què ăn quẩn cối xay. Xứ sở mặt trời mọc tự hào là một trong những cái nôi xuất khẩu cầu thủ lớn, với gần 1000 cầu thủ đang đem chuông đi đánh xứ người.