Top 5 môn võ phổ biến nhất: Ưu nhược điểm và những ngón đòn nổi tiếng của MMA, Karate, Taekwondo

Những môn võ nào được biết đến nhiều nhất trên thế giới? Cùng iThethao.vn tìm hiểu về 5 môn võ phổ biến nhất thế giới và những ngón đòn nổi tiếng trong một số môn như MMA, Karate, Taekwondo.

Có nhiều tiêu chí xác định mức độ phổ biến của một môn võ. Trong phạm vi bài viết này, iThethao.vn sẽ dựa trên số lượng kết quả tìm kiếm trên mạng xã hội để xếp hạng mức độ phổ biến và nổi tiếng của các môn võ. Vì thế, kết quả có thể khác với những bảng xếp hạng dựa trên tiêu chí như số người xem truyền hình hoặc xem trực tiếp.

Top 5 môn võ phổ biến nhất: Ưu nhược điểm và những ngón đòn nổi tiếng của MMA, Muay - Ảnh 2

Dưới đây là top 5 môn võ phổ biến nhất và được mọi người tìm kiếm thông tin nhiều nhất trên nền tảng Internet:

Hạng 5: Kungfu

Trong tiếng Anh, "Kungfu" là cụm từ chung để chỉ các môn võ và môn phái võ có nguồn gốc từ Trung Hoa như võ Thiếu Lâm, Tán Thủ, Vịnh Xuân Quyền. Cụm từ Kungfu bắt đầu sử dụng nhiều vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ 20, khi các phim truyền hình võ thuật Hongkong trở nên phổ biến ở phương Tây.

Trong phạm vi bài viết này, khi nhắc đến Kungfu chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Tán Thủ. Là một trong những môn võ hiện đại có tính thực chiến cao nhất, Tán Thủ hội tụ tất cả những đòn đánh hiểm bằng thân trên và thân dưới như đấm, đá, chỏ, gối... Ngoài ra, Tán Thủ cũng có những đòn vật rất hiệu quả.

Nhược điểm của Tán Thủ là môn võ này không có nhiều thế đánh nằm, cũng như đòn quật không được sử dụng phổ biến. Đó là lý do những võ sĩ chuyên về Tán Thủ khi lấn sân sang võ đài MMA phải bồi dưỡng thêm kiến thức đánh nằm từ Jujitsu, môn võ toàn diện nhất về đánh nằm ở thời điểm hiện tại.

Đòn đánh làm nên thương hiệu của Kungfu - Tán Thủ là "cú đấm 1 inch" của Lý Tiểu Long, tuyệt chiêu còn gây tranh cãi đến tận ngày nay về mức độ xác thực của nó. Trong thực chiến, đòn đánh nguy hiểm nhất của Kungfu là Wudan: Nắm lấy đầu đối phương rồi quật cả người xuống đất. Đây là đòn đánh bị cấm ở mọi giải thi đấu.

Hạng 4: Taekwondo

Là một trong những môn võ phát triển nhanh nhất thế giới và có số lượng người theo học không ngừng tăng, Taekwondo đã đưa hình ảnh Hàn Quốc đến với thế giới trước cả phim truyền hình dài tập và K-Pop. Đây cũng là môn võ thuật được đào tạo chính thức trong quân đội Hàn Quốc, và mọi công dân nam đều phải học.

Ưu điểm của Taekwondo là môn võ tối ưu hóa những đòn đánh bằng chân. Điều này sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho những võ sĩ có lợi thế về chiều cao và sải chân dài so với đối thủ trước khi bước vào trận đấu. Tuy nhiên, Taekwondo cũng có những đòn tay được sử dụng trong thi đấu, dù không quá phổ biến như đòn chân.

Điểm yếu của Taekwondo là phụ thuộc quá nhiều vào tấn công bằng những đòn chân. Do đó, môn võ này thiếu khá nhiều bộ kỹ năng phòng thủ cần thiết trong thực tế. Việc Taekwondo không có kỹ thuật khóa siết, đánh nằm cũng khiến những võ sĩ theo môn võ này gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang thi đấu MMA.

Một trong những ngón đòn được biết đến nhiều nhất của Taekwondo là cú đá xoay một vòng trên không. Đòn đá này ít được sử dụng trong thi đấu vì độ khó cao, nhưng nếu thực hiện thành công, võ sĩ có thể hạ gục đối thủ ngay lập tức bởi cú đá xoay này thường nhắm vào phía sau đầu hoặc gáy, vốn là điểm yếu chí mạng.

Hạng 3: Judo

Không phải Jujitsu, Judo mới là môn võ vật được công chúng tìm hiểu nhiều nhất trong những năm gần đây. Trước khi trường phái vật - khóa khớp của BJJ được phổ biến rộng rãi, Judo được xem là môn võ khắc chế những môn võ đánh đứng (Striking) hiệu quả nhất. Judo cũng là một trong số ít những môn võ được thi đấu ở Olympic.

Điểm mạnh của Judo là việc sở hữu khá toàn diện những đòn vật, khóa. Kỹ thuật vật trong judo cũng được phát triển để kết hợp những đòn đánh đứng với đánh nằm, cho phép võ sĩ tiếp tục đấm, đá đối phương sau khi quật xuống sàn. Những võ sĩ thuần thục Judo cũng có lợi hơn khi chuyển sang các môn võ vật như Jujitsu và Kurash.

Ở chiều ngược lại, Judo thời gian gần đây không được đánh giá cao về tính thực chiến như Jujitsu bởi đòn đánh nằm của nó không hiệu quả bằng. Ngoài ra, điểm hạn chế của Judo là môn võ này chỉ hiệu quả với giao chiến 1-1, chứ không phát huy nhiều tác dụng nếu người học võ phải đối mặt với nhiều đối thủ.

Với những người học Judo, kỹ thuật đẹp mắt nhất là đòn Morote Seoi Nage, đòn đánh nắm lấy cổ áo đối thủ, dùng lưng độn người lên rồi quật lấm lưng xuống đất. Đây là một trong những đòn hiệu quả nhất, cả trong thi đấu và thực chiến khi đối thủ có thể bị hạ gục ngay lập tức chỉ sau 1 lần lĩnh đòn.

Hạng 2: Karate

Là môn võ nổi tiếng nhất của Nhật Bản, Karate có nghĩa là "tay không", vì nó chỉ có các bài tập hướng dẫn võ sĩ thi đấu bằng tay và chân, không bao gồm sử dụng binh khí. Karate được xem là môn võ đánh đứng (Striking) khá toàn diện với các bộ kỹ năng sử dụng cả thân trên và thân dưới để ra đòn.

Ưu điểm của Karate là môn võ này sở hữu mọi đòn đấm, đá, đánh chỏ và lên gối. Các đòn chỏ gối của Karate ít được biết tới vì nó bị cấm khi thi đấu quốc tế, nhưng một số giải vô địch quốc gia của Nhật Bản vẫn cho phép sử dụng đòn này. Vì lý do đó, Karate là một môn võ khá nguy hiểm nếu bị sử dụng sai mục đích.

Tương tự Taekwondo và nhiều môn võ đánh đứng khác, Karate gần như không có những đòn đánh nằm như vật hay khóa siết. Điều đó khiến các võ sĩ Karate rất ngại đối đầu khi đối phương là một cao thủ Judo hoặc Jujitsu. Tại Nhật Bản, Judo từ lâu được biết đến là môn võ khắc chế Karate hiệu quả nhất.

Một trong những kỹ thuật phổ biến nhất của Karate là Mawashi Geri, đòn đá vòng cầu tầm trung hoặc cao. Nếu trúng đích, cú đá này sẽ đánh trúng phần thân hoặc đầu của đối thủ.

Hạng 1: MMA (Võ tổng hợp)

Xét về lý thuyết, MMA tương tự Kungfu, không phải một môn võ, mà là tổ hợp nhiều môn võ trên toàn thế giới. Những người sáng tạo ra MMA hồi đầu thập niên 90 ở thế kỷ 20 nhận định MMA là sân chơi để mọi võ sĩ của mọi môn phái cùng tỷ thí, so tài xem môn võ nào mới là trường phái mạnh nhất trong giao chiến.

Top 5 môn võ phổ biến nhất: Ưu nhược điểm và những ngón đòn nổi tiếng của MMA, Muay - Ảnh 1

Điểm mạnh của MMA là môn võ này tích hợp đầy đủ tinh hoa của mọi môn võ trên thế giới như Kickboxing, Muay, Boxing, Karate, Jujitsu, Judo, Taekwondo. Mỗi võ sĩ thi đấu MMA đều mang trên mình niềm tự hào riêng về môn võ họ đã tập luyện để tạo ra phong cách thi đấu riêng, qua đó biến MMA vừa có tính thực chiến, lại hấp dẫn khi xem.

Tuy nhiên, điểm mạnh của MMA cũng phần nào là điểm yếu của môn võ này. Một võ sĩ MMA thuần thục phải thông thạo ít nhất 1 môn đánh đứng (thường là Tán thủ hoặc Muay) và 1 môn đánh năm (thường là Jujitsu). Vì thế, những võ sĩ MMA thường chỉ thành danh khi tuổi đời đã ngoài 30, và họ cũng không duy trì đỉnh cao quá lâu.

Những đòn đánh mang đậm dấu ấn của MMA là đòn khóa siết đặc trưng trong Jujitsu, bao gồm đòn khóa kẹp, siết cổ hoặc khóa tam giác. Đây là những đòn khiến đối thủ thường phải xin thua cuộc ngay lập tức, bởi họ có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu chịu đòn trong vài giây.

TIN LIÊN QUAN
VMMAF chính thức là thành viên của Liên đoàn Võ thuật tổng hợp Quốc tế

VMMAF chính thức là thành viên của Liên đoàn Võ thuật tổng hợp Quốc tế

Trang chủ Liên đoàn Võ thuật tổng hợp Quốc tế (IMMAF) thông báo họ đã duyệt đơn gia nhập của Liên đoàn Võ tổng hợp Việt Nam (VMMAF).

Campuchia trình diễn võ thuật ở lễ bế mạc SEA Games 31

Campuchia trình diễn võ thuật ở lễ bế mạc SEA Games 31

Để giới thiệu và chào mừng SEA Games 32 chuẩn bị diễn ra, nước chủ nhà Campuchia đã trình diễn võ thuật và những tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở ngày bế mạc SEA Games 31.

Võ thuật mang về gần một nửa số HCV cho đoàn Việt Nam ở SEA Games 31

Võ thuật mang về gần một nửa số HCV cho đoàn Việt Nam ở SEA Games 31

Tại SEA Games 31, các môn võ đã đóng góp 85/205 huy chương vàng cho đoàn thể thao Việt Nam, qua đó củng cố vị trí nhất toàn đoàn của nước chủ nhà.

Võ thuật Việt Nam bị giới hạn nội dung thi đấu ở SEA Games 32

Võ thuật Việt Nam bị giới hạn nội dung thi đấu ở SEA Games 32

Trong bản thông báo mới nhất về những quy định liên quan đến SEA Games 32, nước chủ nhà Campuchia cho biết họ sẽ giới hạn số nội dung thi đấu với các đoàn nước ngoài, gồm Việt Nam ở các môn võ.

Tôn sư trọng đạo và tinh thần thượng võ của võ thuật Việt Nam

Tôn sư trọng đạo và tinh thần thượng võ của võ thuật Việt Nam

Với nhiều võ sĩ Việt Nam, điều đầu tiên họ được dạy khi bước vào con đường võ học là bốn chữ 'Tôn sư trọng đạo'. Điều đó được họ luôn giữ trong tim và khắc ghi, ngay cả khi trở thành những vận động viên thành danh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Hai chị em sinh đôi vào chung kết giải Boxing toàn quốc

Hai chị em sinh đôi vào chung kết giải Boxing toàn quốc

Tại giải vô địch Boxing toàn quốc 2024, hai chị em Hoàng Ngọc Phương Trinh và Hoàng Ngọc Phương Uyên đã thi đấu ấn tượng, qua đó cùng lọt vào trận đấu cuối cùng của giải.

TP Hồ Chí Minh có thêm 1 HCV Boxing toàn quốc sau khi khiếu nại

TP Hồ Chí Minh có thêm 1 HCV Boxing toàn quốc sau khi khiếu nại

Bất ngờ đã đến trong phần chấm phúc khảo một trận chung kết tại Giải vô địch Boxing toàn quốc 2024, khi võ sĩ Nguyễn Thịnh Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) được chấm điểm giành chiến thắng trước đối thủ Huỳnh Đức Dũng (Bình Dương).

Trần Văn An được bảo lưu chiến thắng ở giải Boxing toàn quốc

Trần Văn An được bảo lưu chiến thắng ở giải Boxing toàn quốc

Tại trận bán kết giải vô địch Boxing toàn quốc 2024, võ sĩ Trần Văn An (Hà Nội) được chính thức công nhận giành chiến thắng sau phần chấm phúc khảo của ban tổ chức.

Giải Boxing toàn quốc 2024 quyên góp ủng hộ nạn nhân bão Yagi

Giải Boxing toàn quốc 2024 quyên góp ủng hộ nạn nhân bão Yagi

Trong ngày thi đấu cuối cùng của Giải vô địch Boxing toàn quốc 2024, Ban tổ chức giải đã vận động các cá nhân, tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng từ bão Yagi trong thời gian qua.

Jon Jones đấu Stipe Miocic tại UFC 309

Jon Jones đấu Stipe Miocic tại UFC 309

Sau 1 năm dời lịch vì gặp chấn thương, Jon Jones cuối cùng cũng được chốt thời điểm chạm trán Stipe Miocic. Đó là sự kiện UFC 309 diễn ra vào cuối năm nay.

Michael Chandler chạm trán Charles Oliveira tại UFC 309

Michael Chandler chạm trán Charles Oliveira tại UFC 309

Thay vì tiếp tục chờ đợi Conor McGregor bình phục chấn thương, Michael Chandler sẽ tìm một đối thủ mới tại UFC. Đó là Charles Oliveira, gương mặt kỳ cựu của giải đấu này.

Cơ sở nào để các trọng tài thay đổi kết quả tại giải Boxing toàn quốc 2024?

Cơ sở nào để các trọng tài thay đổi kết quả tại giải Boxing toàn quốc 2024?

Trận đấu giữa võ sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Quân Đội) và Hà Văn Quỳnh (Đắk Lắk) tại Giải vô địch Boxing toàn quốc 2024 đã chứng kiến kết quả thay đổi sau phần chấm phúc khảo. Quyết định này được đưa ra dựa trên nhận định về mặt chuyên môn, cũng như thế trận ở mỗi hiệp.

Đoàn Quân Đội khiếu nại thành công tại giải Boxing toàn quốc 2024

Đoàn Quân Đội khiếu nại thành công tại giải Boxing toàn quốc 2024

Giải vô địch Boxing toàn quốc 2024 đã chứng kiến trận đấu đầu tiên thay đổi kết quả sau khi chấm lại. Đây là màn so tài giữa 2 võ sĩ của Quân Đội và Đắk Lắk.

335 võ sĩ tham dự giải Boxing toàn quốc 2024

335 võ sĩ tham dự giải Boxing toàn quốc 2024

Theo thông tin từ ban tổ chức, Giải vô địch Boxing toàn quốc 2024 ghi nhận 335 võ sĩ tham gia tranh tài, bao gồm nhiều gương mặt hàng đầu của đội tuyển quốc gia, từng tham dự các giải đấu tầm cỡ thế giới.

Giải Boxing toàn quốc 2024 được chuẩn bị kỹ càng thế nào?

Giải Boxing toàn quốc 2024 được chuẩn bị kỹ càng thế nào?

Trước thềm Giải vô địch Boxing toàn quốc 2024, địa phương chủ nhà Cần Thơ đã chuẩn bị kỹ càng, chu đáo để hỗ trợ công tác tổ chức giải với chất lượng tốt nhất.

www.bangdayo265.com

-->