Vì sao nhiều VĐV Nhật Bản không có HLV đi cùng khi tham dự Vietnam Challenge 2025

Trước đây, mọi người thường nghe nhiều về câu chuyện VĐV cầu lông Việt Nam phải tự túc kinh phí du đấu quốc tế. Vậy các VĐV quốc tế thì sao? Để trả lời cho việc này, ithethao.vn sẽ chia sẻ một số thông tin, từ góc độ tìm hiểu các VĐV cầu lông Nhật Bản đến Vietnam Challenge 2025.

Với các giải đấu cấp độ Challenge hoặc thấp hơn, Hiệp hội Cầu lông Nhật Bản hoặc đội tuyển quốc gia nước này sẽ gần như không cấp kinh phí du đấu cho VĐV. Chỉ có một số ngoại lệ, như trường hợp của Hiroki Nishi và Akari Sato tại Vietnam Challenge 2025, những người thi đấu dưới danh nghĩa tuyển thủ quốc gia.

Vì sao nhiều VĐV Nhật Bản không có HLV đi cùng khi tham dự Vietnam Challenge 2025 - Ảnh 3
Nishi - Sato mặc áo tuyển thủ Nhật Bản tại Vietnam Challenge 2025

Tại Vietnam Challenge 2025, Hiroki Nishi và Akari Sato là những VĐV hiếm hoi của Nhật Bản mặc áo đội tuyển quốc gia khi thi đấu. Yudai Okimoto lại không như vậy. Tay vợt này hiện nằm trong danh sách đội tuyển quốc gia, nhưng anh chỉ mặc áo CLB chủ quản, cho thấy mình tham dự theo diện được CLB chi trả kinh phí đến Việt Nam.

Vậy trong trường hợp Liên đoàn (Hiệp hội) và đội tuyển không chi tiền, VĐV Nhật Bản du đấu nước ngoài như thế nào? Trách nhiệm khi đó thuộc về CLB chủ quản, nhưng không vì thế mà VĐV, HLV mặc định được đi du đấu quốc tế. Dưới đây là quy trình sơ bộ để VĐV du đấu nước ngoài.

1) Đăng ký. HLV lập danh sách lên đại diện CLB xét duyệt, thông qua. Danh sách này được gửi lên Liên đoàn, Hiệp hội quốc gia để đăng ký qua cổng thông tin của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). Đôi lúc Liên đoàn có thể nhầm lẫn, như trường hợp Nhật Bản từng đăng ký Hiroki Midorikawa với chị gái của Natsu Saito (vốn là VĐV đánh đơn).

2) Chốt danh sách. Đúng 1 tháng trước ngày giải đấu diễn ra, cổng thông tin đăng ký của giải trên BWF sẽ chốt danh sách sơ bộ VĐV tham gia. Lúc này, các HLV và CLB chủ quản sẽ biết VĐV của mình nằm trong danh sách tham gia từ vòng đấu chính thức, hay từ vòng loại, thậm chí trong danh sách dự bị, phải chờ VĐV khác rút lui để mình được đôn lên.

Vì sao nhiều VĐV Nhật Bản không có HLV đi cùng khi tham dự Vietnam Challenge 2025 - Ảnh 2
Yudai Okimoto cũng là tuyển thủ Nhật Bản, nhưng không được đội tuyển chi trả mà do CLB chịu kinh phí

3) Lập danh sách đề xuất. Theo vị trí VĐV sắp xếp, HLV sẽ lập danh sách lên đại diện (lãnh đạo) CLB để đề xuất kế hoạch du đấu, cũng như khoản kinh phí dự trù. Các khoản chi bao gồm tiền vé máy bay, tiền thuê phòng khách sạn, tiền ăn uống, tiêu vặt, dự phòng rủi ro, tiền làm visa (nếu có), và nhiều khoản chi không tên khác.

4) Xét duyệt. Trên bản kế hoạch HLV đưa ra, lãnh đạo CLB sẽ chốt những ai được duyệt kinh phí, ai không. Thông thường, những người nằm trong danh sách chờ sẽ bị loại. Một trường hợp khác có thể bị loại là huấn luyện viên, nếu phía CLB thấy có quá ít VĐV của đội mình tham dự, hoặc cử HLV đi cùng không thực sự cần thiết hoặc quá tốn kém.

Đó chính là câu chuyện của CLB Tonami khi tham dự Vietnam Challenge 2025. Trong các CLB của Nhật Bản đến Việt Nam đầu năm nay, họ là đội duy nhất không có HLV. Vì thế, các VĐV phải tự thi đấu. Ở khoảng thời gian nghỉ giữa hiệp và giữa trận, họ cũng tự trao đổi, góp ý cho nhau mà không có HLV.

Vì sao nhiều VĐV Nhật Bản không có HLV đi cùng khi tham dự Vietnam Challenge 2025 - Ảnh 1
Các VĐV của Tonami đến Việt Nam thi đấu mà không có HLV

Quá trình xét duyệt kinh phí du đấu của CLB thường kéo dài khoảng 7-10 ngày. Sau khi đội chính thức chốt danh sách, các VĐV và HLV mới biết mình có được xuất ngoại hay không. Vì thế, có khá nhiều VĐV, HLV mình biết vốn lên kế hoạch đến Việt Nam, nhưng họ chỉ nhắn tin thông báo "tôi sẽ đến Việt Nam, hẹn bạn hôm tới nhé" khoảng 3 tuần trước giải.

Đáng chú ý hơn, các CLB cầu lông Nhật Bản không thoát khỏi vòng xoáy chung của khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch. Họ cũng phải cắt giảm kinh phí để duy trì CLB. Ngoài ra, việc đội tuyển, Hiệp hội quốc gia hạn chế kinh phí du đấu càng khiến CLB phải tính toán kỹ hơn cho việc để VĐV xuất ngoại.

Tóm lại, ngay cả các CLB Nhật Bản cũng phải cân đong đo đếm kỹ lưỡng cho việc để VĐV, HLV xuất ngoại du đấu. Trở lại với câu chuyện của VĐV Việt Nam, vốn thuộc về những đơn vị có ngân sách khiêm tốn hơn nhiều, liệu CLB chủ quản có sẵn sàng chi ra 1-2.000 USD cho một chuyến đi kéo dài vỏn vẹn 1 tuần không? Đó là đáp án cho câu hỏi vì sao VĐV Việt Nam hiếm khi du đấu quốc tế.

TIN LIÊN QUAN
Vũ Thị Trang thua hạt giống số 8 tại Vietnam Challenge 2025

Vũ Thị Trang thua hạt giống số 8 tại Vietnam Challenge 2025

Trước Huang Ching Ping, tay vợt Đài Bắc Trung Hoa liên tục thi đấu quốc tế với tần suất rất cao trong 2 năm gần đây, Vũ Thị Trang đã để thua sau 40 phút tranh tài.

Hoa khôi Thái Lan thắng hạt giống số 1 tại Vietnam Challenge 2025

Hoa khôi Thái Lan thắng hạt giống số 1 tại Vietnam Challenge 2025

Pitchamon Opathniputh, tay vợt được ví như hoa khôi cầu lông Thái Lan và từng giành ngôi vô địch trẻ thế giới 2023, đã bất ngờ giành chiến thắng trước hạt giống số 1 Riko Gunji, người đang nằm trong top 32 thế giới.

Tuyển thủ Nhật Bản khóc sau trận thua tại Vietnam Challenge 2025

Tuyển thủ Nhật Bản khóc sau trận thua tại Vietnam Challenge 2025

Ngay thời điểm trận tứ kết đôi nam nữ khép lại, tay vợt Nhật Bản Akari Sato đã khóc vì để thua trước một đối thủ mạnh người Hongkong Trung Quốc.

Đình Hoàng, Đình Mạnh vào bán kết Vietnam Challenge 2025

Đình Hoàng, Đình Mạnh vào bán kết Vietnam Challenge 2025

Đôi nam số 1 Việt Nam Nguyễn Đình Hoàng và Trần Đình Mạnh tiếp tục thể hiện phong độ tốt tại Vietnam Challenge 2025, khi họ vượt qua đôi VĐV Thái Lan để bước vào vòng bán kết.

'Thiên thần Thái Lan' kiệt sức sau trận tứ kết đơn nữ Vietnam Challenge 2025

'Thiên thần Thái Lan' kiệt sức sau trận tứ kết đơn nữ Vietnam Challenge 2025

Sự căng thẳng tột độ khi bị đối phương bám đuổi trong trận tứ kết đơn nữ Vietnam Challenge 2025 đã khiến tay vợt Thái Lan Pitchamon Opathniputh ngã ra, ngay thời điểm trọng tài thông báo trận đấu kết thúc và cô là người chiến thắng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Yuta Watanabe liên tục đổi bạn đánh cặp trong 2 tháng

Yuta Watanabe liên tục đổi bạn đánh cặp trong 2 tháng

Thành tích thiếu ấn tượng khi thi đấu bên cạnh Maya Taguchi đã khiến Yuta Watanabe phải thay đổi suy nghĩ, và anh nhiều khả năng sẽ liên tục tìm đối tác mới như Hina Osawa và Misaki Matsutomo trong thời gian tới.

Đôi nữ số một Malaysia nối bước Lee Zii Jia, ly khai trở thành VĐV độc lập

Đôi nữ số một Malaysia nối bước Lee Zii Jia, ly khai trở thành VĐV độc lập

Nửa năm sau khi giành hạng 4 chung cuộc tại Olympic Paris, Pearly Tan và Thinaah Muralitharan nhiều khả năng sẽ ly khai khỏi Hiệp hội Cầu lông Malaysia (BAM), khi họ đồng ý đàm phán với một hãng đồ thể thao không phải đối tác của BAM.

Nhà vô địch cầu lông Olympic hoãn lịch giải nghệ, muốn trở lại thi đấu sau chấn thương

Nhà vô địch cầu lông Olympic hoãn lịch giải nghệ, muốn trở lại thi đấu sau chấn thương

Thay vì giải nghệ sau giải vô địch cầu lông châu Âu 2025, nhà vô địch Olympic Rio Carolina Marin muốn tiếp tục trở lại thi đấu sau khi bình phục chấn thương, đồng thời chọn một thời điểm khác để chia tay sự nghiệp đỉnh cao.

Tay vợt bê bối He Ji Ting của Trung Quốc từng nhận án treo vì dàn xếp tỷ số

Tay vợt bê bối He Ji Ting của Trung Quốc từng nhận án treo vì dàn xếp tỷ số

He Ji Ting, tuyển thủ cầu lông Trung Quốc vừa vướng vào bê bối nói xấu đồng đội, cũng như bị nghi ngờ bán độ và cắm sừng bạn gái cũ, trong quá khứ từng phải nhận án treo vì thi đấu không đúng khả năng tại các giải cầu lông quốc tế.

Tuyển cầu lông Việt Nam giao lưu, tập luyện cùng CLB hàng đầu Trung Quốc

Tuyển cầu lông Việt Nam giao lưu, tập luyện cùng CLB hàng đầu Trung Quốc

Sau khi Vietnam Challenge 2025 khép lại, các thành viên đội tuyển cầu lông Việt Nam tiếp tục có cơ hội tập luyện, học hỏi từ các thành viên của một trong những CLB hàng đầu Trung Quốc là đội Thượng Hải.

HLV Park Joo Bong nộp hồ sơ ứng tuyển HLV trưởng đội tuyển cầu lông Hàn Quốc

HLV Park Joo Bong nộp hồ sơ ứng tuyển HLV trưởng đội tuyển cầu lông Hàn Quốc

Sau 2 thập niên làm việc tại Nhật Bản, HLV huyền thoại Park Joo Bong gần như sẽ tiếp quản vị trí HLV trưởng đội tuyển cầu lông Hàn Quốc, khi ông đã nộp hồ sơ ứng tuyển, chuẩn bị phỏng vấn và được xem là ứng viên nặng ký nhất.

BWF công bố danh sách 10 giải cầu lông quốc tế dùng luật mới

BWF công bố danh sách 10 giải cầu lông quốc tế dùng luật mới

Trong số 10 giải cầu lông quốc tế thí điểm dùng luật mới do Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) công bố, có cả 1 giải cấp độ International diễn ra tại Việt Nam vào cuối năm 2025.

Victor chiêu mộ đôi nữ Nhật Bản số 4 thế giới

Victor chiêu mộ đôi nữ Nhật Bản số 4 thế giới

Hãng vợt Victor thông báo họ đã chiêu mộ thành công Rin Iwanaga và Kie Nakanishi, đôi nữ Nhật Bản hạng 4 thế giới, trở thành đại sứ thương hiệu cùng bản hợp đồng có giá trị không được tiết lộ.

Viktor Axelsen phẫu thuật chấn thương lưng

Viktor Axelsen phẫu thuật chấn thương lưng

Tay vợt Viktor Axelsen cho biết, ngày 2/4 là thời điểm anh lên bàn mổ phẫu thuật nội soi nhằm điều trị dứt điểm chấn thương lưng, nhân tố khiến anh thi đấu thất thường thời gian qua.

Lee Zii Jia nộp đơn xin bảo vệ thứ hạng, chính thức nghỉ thi đấu dài hạn

Lee Zii Jia nộp đơn xin bảo vệ thứ hạng, chính thức nghỉ thi đấu dài hạn

Đội ngũ của tay vợt Lee Zii Jia xác nhận anh đã nộp đơn xin bảo vệ thứ hạng quốc tế lên Liên đoàn Cầu lông Thế giới, đồng thời rút khỏi giải vô địch châu Á và chưa thể xác định rõ thời điểm trở lại tranh tài.

Tin nổi bật

www.bangdayo265.com

-->