Vương triều của Don King - Vị vua bại hoại (Kỳ 2: Ông vua bại hoại)

Hãy cùng nhìn vào con người bị căm ghét nhất giới Boxing nhà nghề - Don King và chặng đường ông trở thành kẻ đáng khinh bỉ nhất mọi thời đại của ngành thể thao triệu đô này.

Ông vua bại hoại

Một trong những dấu ấn trong sự nghiệp của Don King là hầu như liên tục bị buộc tội tham nhũng. Don King đã bị FBI theo dõi và IRS điều tra nhưng ông luôn đi trước một bước. Tuy nhiên, điều khiến người hâm mộ quyền anh chống lại ông nhiều nhất chính là thói quen bòn rút tiền thưởng của các võ sĩ.

Khi Muhammad Ali thua Larry Holmes vào năm 1980, King đã thuyết phục một trong những cố vấn đáng tin cậy của Muhammad Ali mang vali đến nhà cựu vô địch, người vẫn còn đang bàng hoàng và bối rối sau di chứng một trận đánh dữ dội trên võ đài (lúc này Muhammad Ali cũng đã bắt đầu phát bệnh Parkinson).

Chiếc vali chỉ chứa 50.000 đô la và một hợp đồng quy định rằng sẽ không có thêm tiền trong phần tiền thưởng của trận đấu, đồng thời cũng sẽ trao quyền quản lí cho Don King trong bất kỳ trận đấu nào trong tương lai mà Ali có thể có.

Don King đã lợi dụng lúc Muhammad Ali thiếu tỉnh táo nhất để trục lợi

Điều này khiến Ali bị thâm hụt mất khoảng 1,2 triệu đô la trong tổng 8 triệu đô la được cam kết trước đó. Và mặc dù Muhammad Ali đã khởi kiện, nhưng Don King dàn xếp ổn thỏa ngoài tòa án chỉ với 100.000 đô la đi "cửa sau".

Điều này khiến King như trở thành một vị vua và tiếp tục kéo dài vương triều đến những năm 1980 và 90. Danh sách những nạn nhân bị bòn rút của Don King cũng ngày một dài hơn. Điều này dẫn đến việc Don King liên tiếp dính vào các vụ kiện từ chính võ sĩ của ông. Các trường hợp đều giống như vụ việc của Muhammad Ali trước đó, Don King luôn có cách để giải quyết bằng "cửa sau" tòa án.

Don King, kẻ da đen, sống như da trắng và trong đầu chỉ nghĩ đến màu xanh đô la

Sau khi chấp nhận 100.000 USD cho vụ kiện 300.000 USD, cựu vô địch hạng nặng Larry Holmes nhận xét rằng King "trông đen, sống trắng và nghĩ xanh lá" (ý chỉ màu xanh của tiền). Có lẽ nổi tiếng nhất là vụ kiện 100 triệu đô la của Mike Tyson bắt đầu vào năm 1998 sau khi võ sĩ này tuyên bố Don King đã lấy số tiền kiếm được của Mike từ các trận sau 1995, thời gian sau khi Mike ra tù.

Vụ kiện cuối cùng đã kết thúc sáu năm sau đó khi Tyson chấp nhận giải quyết với số tiền 14 triệu đô la. King đã đáp lại những lời chỉ trích về các vụ kiện này bằng cách nói rằng, "họ tiêu sạch tiền của họ, sau đó họ nổi giận với tôi vì tôi lấy những gì thuộc về mình."

Vòi bạch tuộc thao túng làng Boxing

Không chỉ tai tiếng với việc ăn chặn tiền từ các võ sĩ, King còn bị cáo buộc đánh cắp chức vô địch hạng nặng của Hội đồng Quyền anh Thế giới (WBC) từ Leon Spinks. Năm 1978, Spinks đã giành được cả đai WBA và WBC từ Muhammad Ali trong một trận đấu do Bob Arum quảng bá, người sẽ phải thúc đẩy các trận bảo vệ đai sau đó. Spinks tôn kính Ali và đã đề nghị với huyền thoại hạng nặng một trận tái đấu khiến cho King bỏ lỡ cơ hội để quảng bá các cuộc thi WBC trong tương lai.

Don King đã liên lạc với chủ tịch của WBC José Sulaimán, người đã nhanh chóng tước bỏ danh hiệu của Spinks vì lý do "không đồng ý bảo vệ đai trước ứng cử viên số một", người cũng rất tình cờ là một võ sĩ của Don King, Ken Norton. Sau khi được trao chiếc đai, Norton đã đánh mất nó trong lần bảo vệ đai đầu tiên nhưng điều đó không thành vấn đề vì đối thủ của anh - Larry Holmes cũng đến từ công ty quản lí của King.

Leon Spinks mất chức vô địch WBC chỉ vì tái đấu với Muhammad Ali

Sau đó, King sử dụng một điều khoản hợp đồng yêu cầu bất kỳ võ sĩ nào đối đầu với một trong những nhà vô địch của King sẽ phải về dưới sự quản lý của Don King trong tương lai nếu giành được chiến thắng.

Điều đó đồng nghĩa ông sẽ giữ được quyền kiểm soát các trận đấu danh hiệu bất kể kết quả như thế nào. Bất kỳ võ sĩ nào từ chối ký hợp đồng như vậy đều gặp khó khăn lớn trong việc tranh đai, khiến nhiều người chỉ trích King và mức độ kiểm soát của ông đối với thế giới quyền anh.

Tuy nhiên, King đã trả lời những tuyên bố về tham nhũng theo phong cách khoa trương và lôi cuốn độc đáo của riêng mình, ví dụ như ông đã từng tuyên bố:

“Hãy để tôi viết nó ra cho bạn. Muhammad Ali là một triệu phú. Larry Holmes một triệu phú. Mike Tyson ngủ trên giường tiền. HBO, Tôi đã làm cho bạn trở thành người mẹ của một gia tài. Ồ, tôi có thể tiếp tục và tiếp tục. Bạn yêu cái mông đen của tôi! Bạn biết tại sao mà? Bởi vì tôi thú vị. Bạn không làm phim về Bob Arum, phải không? Đó là giải trí, con yêu! Đó là tất cả. Anh hùng và nhân vật phản diện, thiên thần và ác quỷ, nếu bạn không có Don King, bạn sẽ phải tạo ra anh ta. Và đối với tất cả các bạn đang nói điều này và điều kia, hãy nhớ rằng nhiều võ sĩ bước vào võ đài, nhưng chỉ có một người là Vua”

Trong suốt những năm 1980 và 1990, Don King là một phần hiện hữu của môn thể thao này và dường như luôn thúc đẩy hoặc quản lý bất kỳ võ sĩ quyền anh nào. Danh tiếng và tai tiếng của ông đã làm lu mờ các võ sĩ của ông, ít nhất là cho đến khi Mike Tyson bùng nổ trên sàn đấu quyền anh.

Ông đã nhận nhiều lời tố cáo trong nhiều năm qua từ những người cảm thấy ông có ảnh hưởng tiêu cực đến quyền anh. Các trò ma lanh, tham lam của Don King, các vấn đề pháp lý và mức độ kiểm soát mà ông có thể đạt được trên đấu trường Boxing đã củng cố suy nghĩ rằng Boxing là một môn thể thao tồi tệ, bại hoại. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng mọi điều Don King đem đến đều là xấu xa.

Các võ sĩ kiếm được nhiều tiền hơn cũng một phần công lớn từ Don King

Don King chính xác là một con quỷ khát tiền luôn bòn rút võ sĩ đến táng tận lương tập. Tuy nhiên, nếu xét về những điều làm được, Don King không chỉ tạo ra mức tiền thưởng lớn hơn cho các võ sĩ ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp quảng bá, mà còn mang đến một đẳng cấp thể thao chưa từng thấy trong lịch sử quyền anh, giúp tăng đáng kể sự quan tâm của khán giả cũng như những người tham gia tạo nên ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế của thế giới quyền anh.

TIN LIÊN QUAN
Vương triều của Don King - Vị vua bại hoại (Kỳ 1: Đứa trẻ láu cá ở Cleveland đến ông bầu tay ngang may mắn)

Vương triều của Don King - Vị vua bại hoại (Kỳ 1: Đứa trẻ láu cá ở Cleveland đến ông bầu tay ngang may mắn)

Hãy cùng nhìn vào con người bị căm ghét nhất giới Boxing nhà nghề - Don King và chặng đường ông trở thành kẻ đáng khinh bỉ nhất mọi thời đại của ngành thể thao triệu đô này.

Mike Tyson từ chối trận đấu trị giá 25 triệu USD với Evander Holyfield

Mike Tyson từ chối trận đấu trị giá 25 triệu USD với Evander Holyfield

Người quản lý của Evander Holyfield đã tiết lộ một thông tin đáng buồn về trận đấu thứ ba với Mike Tyson.

Anderson Silva đàm phán cho trận Boxing tháng 6 với Julio Cesar Chavez Jr

Anderson Silva đàm phán cho trận Boxing tháng 6 với Julio Cesar Chavez Jr

Các nguồn tin cho biết Julio Cesar Chavez Jr đang đàm phán với cựu vô địch UFC Anderson Silva cho một trận đấu Boxing vào tháng Sáu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Vì sao Dmitry Bivol chấp nhận bỏ đai WBC, từ chối đấu David Benavidez?

Vì sao Dmitry Bivol chấp nhận bỏ đai WBC, từ chối đấu David Benavidez?

Dmitry Bivol đã không còn là nhà vô địch tuyệt đối ở hạng cân Light Heavyweight, khi anh bị WBC tước đai vô địch, nhưng đằng sau quyết định trên từ WBC là lựa chọn của cá nhân Bivol.

Huyền thoại Boxing George Foreman qua đời

Huyền thoại Boxing George Foreman qua đời

George Foreman được xác nhận đã qua đời ở tuổi 76, không lâu sau khi ông trở bệnh nằng và phải nhập viện. Foreman là một trong những võ sĩ xuất chúng nhất mọi thời đại ở hạng cân Heavyweight.

Công ty mẹ của UFC trả bao nhiêu tiền cho võ sĩ khi lập giải Boxing?

Công ty mẹ của UFC trả bao nhiêu tiền cho võ sĩ khi lập giải Boxing?

TKO Boxing, giải đấu mới được Chủ tịch UFC Dana White đồng sáng lập cùng ông bầu Turki Alalshikh, đã hé lộ một phần thu nhập được họ công khai chi trả cho các võ sĩ, với số tiền rõ ràng theo từng hạng mục thi đấu.

Boxing chính thức nằm trong chương trình thi đấu Olympic 2028

Boxing chính thức nằm trong chương trình thi đấu Olympic 2028

Hôm nay (20/3), sau nhiều tháng đứng trước nguy cơ bị xóa sổ khỏi chương trình thi đấu Thế vận hội, Boxing đã chính thức được xác nhận sẽ tiếp tục xuất hiện tại Olympic Los Angeles 2028.

Hà Thị Linh nhận bao nhiêu tiền thưởng từ HCĐ giải Boxing vô địch thế giới 2025?

Hà Thị Linh nhận bao nhiêu tiền thưởng từ HCĐ giải Boxing vô địch thế giới 2025?

Với thành tích giành HCĐ Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025, VĐV Hà Thị Linh sẽ nhận khoản thưởng từ nhiều đơn vị, với tổng số tiền lên tới hơn 700 triệu đồng.

Hà Thị Linh dừng chân ở bán kết, giành HCĐ giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Hà Thị Linh dừng chân ở bán kết, giành HCĐ giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Ở trận bán kết giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025, võ sĩ Hà Thị Linh đã để thua trước Thananya Somnuek, qua đó chính thức nhận huy chương đồng.

Hoàng Ngọc Mai bị loại ở tứ kết Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Hoàng Ngọc Mai bị loại ở tứ kết Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Một trong ba võ sĩ Việt Nam lọt vào tứ kết Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025, Hoàng Ngọc Mai, đã dừng bước khi chạm trán một đối thủ có nghề tay trái là trọng tài.

Hà Thị Linh vào bán kết Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Hà Thị Linh vào bán kết Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Võ sĩ Hà Thị Linh đã trở thành đại diện đầu tiên và duy nhất của Việt Nam còn tiếp tục hành trình tại Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025, khi cô giành chiến thắng trong trận tứ kết và chắc chắn có huy chương.

Kim Ánh thua nhà vô địch châu Phi, dừng bước tại tứ kết giải Boxing nữ thế giới 2025

Kim Ánh thua nhà vô địch châu Phi, dừng bước tại tứ kết giải Boxing nữ thế giới 2025

Tại trận tứ kết Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025, Võ Thị Kim Ánh đã không thể vượt qua hạt giống số 1 Widad Bertal, qua đó chính thức dừng bước.

Việt Nam có võ sĩ thứ 3 vào tứ kết Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Việt Nam có võ sĩ thứ 3 vào tứ kết Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Sau Võ Thị Kim Ánh và Hà Thị Linh, Hoàng Ngọc Mai đã trở thành võ sĩ tiếp theo lọt vào tứ kết Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025, khi cô vượt qua đối thủ trẻ Genesis Palma.

www.bangdayo265.com

-->